2. Dạy con sống thảo: http://www.webchiem.com/2010/05/day-con-2.html
3. Dạy con biết yêu thương: http://www.webchiem.com/2010/05/day-con-biet-yeu-thuong.html
Hầu hết trẻ nhỏ ở lứa tuổi chập chững biết đi và bước vào tuổi đi nhà trẻ đều không biết cách sẻ chia. Các bé sẽ có suy nghĩ theo chiều hướng cái gì là của người khác cũng là của mình, và cái gì là của mình thì sẽ không chia sẻ cho người khác.
Nếu chia sẻ rất quan trọng với con người, tại sao những cô nhóc cậu nhóc lại có khoảng thời gian khó khăn trong việc chia sẻ như vậy? Hãy đọc để khám phá một nhóc tì có suy nghĩ về quyền sở hữu như thế nào và làm thế nào các bậc làm cha làm mẹ có thể dỡ bỏ được ranh giới đó để trẻ biết sẻ chia.
Trước hết, hãy nhìn vào suy nghĩ của trẻ. Cái tôi của các bé cực kì lớn. Các bé không có tính chín chắn để chia sẻ đồ vật mình thích hay để cho người khác cùng sở hữu. Bởi vậy khi sở hữu một đồ vật mới, các bé sẽ không để cho người khác có cơ hội chạm vào dù chỉ là cái móng tay.
Ở lứa tuổi này, trẻ có cái tôi rất lớn
Hãy thử nhìn vào cuộc sống dưới lăng kính trẻ nhỏ. Bạn sẽ cảm thấy thế nào nếu người khác lấy lấy mất đồ vật mới của mình? Chắc chắn bạn sẽ thấy rất buồn, vậy thì bạn hiểu được cảm giác của trẻ rồi đó. Khi các bé bắt đầu đi nhà trẻ, các bé sẽ dần làm quen với việc đó. Tuy nhiên, trẻ sẽ vẫn khó có thể hiểu được tại sao người ta lại thích chia sẻ đến thế.
Có một số cách mà các mẹ có thể áp dụng để dần gỡ bỏ được lối suy nghĩ “ích kỉ” này ở trẻ:
Bắt đầu dạy trẻ biết chia sẻ đồ vật trong thời gian ngắn. Khoảng thời gian dài hơn là để kiểm tra tính kiên nhẫn của trẻ. Liệu có bé nào thực sự là một người kiên nhẫn trước khi đi nhà trẻ không? Có lẽ là không. Hãy để cho con bạn quen với việc chia sẻ và thấy đồ vật của trẻ được trả lại một cách an toàn, nguyên vẹn. Cách luyện tập này giúp trẻ thấy rằng chia sẻ không phải là sự đe dọa đối với đồ dùng của mình. Sau đó, trẻ sẽ thấy được chia sẻ khiến mình thấy vui vẻ hơn.
Hãy dạy cho trẻ biết chia sẻ với các bạn xung quanh
Dạy trẻ biết chia sẻ đồ vật với bạn, ví dụ như thức ăn, đồ chơi, chăn, hay chơi trò gì chỉ có hai người. Chia sẻ với bố mẹ ít có nguy cơ hơn là các bạn cùng tuổi khác. Có thể trẻ có đủ tự tin là bạn sẽ trả lại đồ hay cho trẻ ăn bim bim để trao đổi chẳng hạn.
Luyện tập bằng cách mời một người bạn đến nhà để thực hành với trẻ. Giải thích cặn kẽ tình huống cho con bạn. Hãy nói với trẻ về điều sắp xảy ra, bạn sẽ đứng quan sát, trẻ và người bạn đó sẽ trao đổi với nhau. Hãy chắc chắn rằng con bạn biết người bạn kia có thể sử dụng đồ mà con bạn không muốn chia sẻ. Sau đó hãy nói với trẻ rằng kể cả khi người bạn kia chơi đồ chơi của trẻ thì lúc người bạn đó về, đồ chơi của trẻ vẫn nằm an toàn ở đây.
Hãy kiên nhẫn tập cho trẻ quen dần và trẻ sẽ trở thành người cực kì thảo sau này đấy!
Theo Eva
Theo Eva
No comments:
Post a Comment